Hành tinh bên ngoài Ly_giác_(thiên_văn_học)

Hành tinh bên ngoài có quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Các hành tinh bên ngoài, hành tinh lùn và các tiểu hành tinh theo một chu kỳ khác. Sau khi giao hội, ly giác của các thiên thể này tiếp tục tăng từ 0° tới khi nó tiến đến một giá trị cực đại lớn hơn 90° (không thể có đối với các hành tinh bên trong) và thường rất gần với 180°, được gọi là xung đối, tương ứng với vị trí giao hội với Trái Đất khi nhìn từ Mặt Trời. Nói chính xác, thời điểm chính xác của xung đối hơi khác so với thời điểm ly giác cực đại. Xung đối được định nghĩa là thời điểm mà hoàng kinh biểu kiến của một hành tinh bên ngoài và Mặt Trời lệch nhau một góc 180°, nhưng chưa tính đến việc hành tinh không nhất thiết phải nằm trong mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Ví dụ, Sao Diêm Vương có quỹ đạo cực kỳ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất, có thể có ly giác cực đại ít hơn nhiều so với 180° khi "xung đối".

Tất cả các hành tinh bên ngoài đều dễ nhận thấy nhất ở vị trí xung đối của chúng bởi khi đó chúng gần nhất với Trái Đất và cũng ở trên đường chân trời suốt ban đêm. Sự biến thiên trong cấp sáng biểu kiến gây ra bởi ly giác thay đổi càng rõ rệt khi quỹ đạo của hành tinh càng gần với Trái Đất. Cấp độ sáng của Sao Hỏa chẳng hạn thay đổi với ly giác đối với Trái Đất: nó có thể thấp tới +1.8 khi giao hội gần điểm viễn nhật, nhưng ở trường hợp xung đối thuận lợi hiếm nó có thể cao đến −2.9, hay sáng hơn gấp 7 lần so với độ sáng tối thiểu. Khi chuyển tới các quỹ đạo phía ngoài, sự biến đổi trong cấp sáng do thay đổi trong ly giác từ từ giảm. Các độ sáng cực đại và cực tiểu của Sao Mộc chỉ chênh lệch nhau một hệ số 3,3 lần, trong khi ở Sao Thiên Vương – thiên thể xa nhất trong hệ Mặt Trời có thể quan sát được bằng mắt thường thì hệ số chênh lệch là 1,7 lần.

Bởi các tiểu hành tinh chuyển động trên một quỹ đạo không quá lớn so với quỹ đạo Trái Đất, cấp sáng của chúng có thể thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào ly giác. Mặc dù chỉ có hơn một vài vật thể trong vành đai tiểu hành tinh có thể được thấy với ống nhòm 10x50 ở vị trí xung đối điển hình, chỉ có CeresVesta luôn thuộc giới hạn quan sát của ống nhòm +9.5 ở các vị trí ly giác nhỏ.

Khi một thiên thể (mặt trăng hoặc hành tinh) ở vị trí mà ly giác là góc vuông 90° hay 270°; tức là góc thiên thể-trái đất-mặt trời là 90° thì được gọi là ly giác vuông. Khi Mặt Trăng có ly giác là góc vuông, ta thấy pha bán nguyệt của nó.